Trong đó Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia bổ sung 6 điểm mới trong một số điều khoản, tác động trực tiếp đến người dân. Cụ thể:
- Điều 5, Khoản 6: Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
- Điều 13, Khoản 3: Không quảng cáo trên báo nói, báo hình trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em, trong thời gian từ 18h - 21h hàng ngày; không quảng cáo trên phương tiện giao thông.
- Điều 32, Khoản 5: Cơ sở bán rượu bia phải niêm yết thông báo không bán rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Điều 32 - Khoản 6: Cơ sở bán rượu bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở, hỗ trợ khách hàng sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.
- Điều 32, Khoản 7: Không được mở mới các điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
- Điều 34, Khoản 2: Gia đình có trách nhiệm hướng dẫn các thành viên kỹ năng từ chối uống rượu bia; nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao đường bộ và đường sắt thay thế hoàn toàn Nghị định 46/2016/NĐ-CP và có hiệu lực từ 01/01/2020. Theo đó, Nghị định số 100 sửa đổi 21 điều với 39 hành vi, nhóm hành vi được sửa đổi, mô tả lại; 55 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung; 21 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung, mô tả lại. Đặc biệt, nghị định mới đã tăng mức xử phạt đối với 50 hành vi, nhóm hành vi vi phạm. Một trong những điểm mới đáng chú ý nhất của Nghị định 100 là các quy định về tăng mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến nồng độ cồn. Dưới đây chỉ là 41 lỗi phổ biến đối với người điều khiển ô tô và xe máy cần lưu ý:
 |
16 mức phạt mới của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với ô tô
|
 |
25 mức phạt mới của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với xe máy
|
BTV
(Nguồn: https://baomoi.com/)