bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

CĐCS Công ty TNHH VARD Vũng Tàu: Phối hợp thực hiện tốt phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”

Ông Nguyễn Ngọc Học, Chủ tịch CĐCS công ty cho biết, CĐCS công ty hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống người lao động là một phần rất lớn nhờ sự hỗ trợ, phối hợp từ phía Ban lãnh đạo công ty. Mặc dù là công ty vốn 100% nước ngoài, ngài Tổng Giám đốc quốc tịch Na Uy vốn là quốc gia Bắc Âu có truyền thống mạnh về Công đoàn tại Châu Âu, tuân thủ pháp luật nước sở tại, tôn trọng quyền và lợi ích của người lao động. Bên cạnh việc ủng hộ, hỗ trợ từ Ban lãnh đạo Công ty, Ban Chấp hành CĐCS cũng đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình từ Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh trong hoạt động công đoàn công ty và trong thực hiện tốt phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”.

Để phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm, việc khuyến khích, động viên người lao động tự nghiên cứu, cải tiến máy móc, kỹ thuật luôn được lãnh đạo doanh nghiệp, công đoàn đặc biệt quan tâm. Trước tiên, lãnh đạo doanh nghiệp và BCH CĐCS và đẩy mạnh tuyên truyền để người lao động thấy rõ tầm quan trọng của công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn mang lại giá trị cho bản thân, góp phần tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Lãnh đạo doanh nghiệp luôn tạo mọi điều kiện, khuyến khích và có thái độ tích cực và trân trọng với mọi sáng kiến dù nhỏ nhất của người lao động bất kể nó có liên quan đến lĩnh vực mà người lao động đang làm việc không; Giúp người lao động trong việc thể hiện và hoàn chỉnh sáng kiến của mình và thực hiện triển khai các sáng kiến đã được chấp thuận càng sớm càng tốt, sau đó đánh giá tính hiệu quả và xem xét áp dụng rộng rãi; Khen thưởng, tuyên dương thích đáng dành cho người lao động tham gia đóng góp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đồng thời xem việc đề xuất sáng kiến như là một trong các tiêu chí đánh giá điểm mạnh trong đợt đánh giá thành tích cá nhân hàng năm, đoàn viên ưu tú. Từ đó, động viên, khuyến khích rất lớn người lao động tham gia, hơn nữa doanh nghiệp hiện có với hơn 1.500 lao động động, là lao động trẻ, nên rất thuận lợi, thực hiện tốt trong phong trào “Lao động giỏi – lao động sáng tạo”.

Anh Nguyễn Văn Lộc, kỹ sư công ty VARD có nhiều sáng kiến kỹ thuật, được nhận giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh năm  2023.

Doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở luôn khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trên tất cả các lĩnh vực như: cải tiến công việc của chính bản thân người lao động; Cải tiến thiết bị máy móc và quy trình sản xuất; cải tiến công cụ lao động; cải tiến các thủ tục, quy trình hiện có; BCH Công đoàn phối hợp doanh nghiệp đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cùng các cấp quản lý tập trung vào các nội dung, lĩnh vực sau với mục đích chính là làm cho công việc thực hiện dễ dàng hơn; Giảm bớt những việc nặng nhọc nguy hiểm; Làm tăng hiệu quả công việc; Giảm bớt các phiền hà trong công việc; Tiết kiệm thời gian, năng lượng và chi phí sản xuất; Nâng cao chất lượng sản phẩm; Nâng cao an toàn lao động, chất lượng sản phẩm… Đặc biệt, để phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật tại nhà máy thực hiện có hiệu quả, chất lượng, khuyến khích người lao động thực hiện, lãnh đạo doanh nghiệp phối hợp cùng ban chấp hành CĐCS thực hiện theo ba giai đoạn như: Giai đoạn 1, các cấp quản lý cùng lắng nghe mọi ý kiến của người lao động dù các ý kiến có vẻ quá đơn giản, điều này sẽ giúp cho người lao động chú ý đến công việc và cách thức làm việc của họ hơn. Giai đoạn 2, tiếp đến, cấp quản lý cần quan tâm đến trình độ của người lao động trong việc có thể đưa ra các ý kiến có chất lượng cao hơn. Muốn vậy thì người quản lý cần phải quan tâm hơn đến việc huấn luyện, đào tạo để trang bị cho người lao động kỹ năng phân tích vấn đề và môi trường làm việc. Và giai đoạn 3, đây là giai đoạn cao nhất, khi người lao động đã quan tâm đóng góp và được đào tạo để biết đưa ra các ý kiến đóng góp có chất lượng thì người quản lý lúc này mới quan tâm đến hiệu quả kinh tế thực sự của các sáng kiến cải tiến kỹ thuật này. Trong giai đoạn 2018-2023, đã có rất nhiều sáng kiến của người lao động được áp dụng tại công ty, đem lại giá trị hàng tỷ đồng, góp phần rất lớn trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, đem lại giá trị lợi cao, giảm sức lao động, tăng giá trị lợi nhuận, tiền lương của người lao động.

Việc thực hiện phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có một vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty. Do đó, trong thời gian tới, CĐCS cần thường xuyên quan tâm phối hợp chặt chẽ cùng với lãnh đạo doanh nghiệp đẩy mạnh phong trào thi đua, cải tiến kỹ thuật và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình thực hiện các giải pháp sáng kiến, cải tiến đã đăng ký. Đồng thời, phối hợp với chính quyền tham gia xét duyệt sáng kiến, khen thưởng và công nhận kịp thời người lao động, động viên, khuyến khích người lao động tham gia thực hiện tốt phong trào Lao động giỏi – Lao động sáng tạo.

N.Bảo


Bài viết liên quan