bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Cô Nguyễn Thị Thúy – Hiệu trưởng trường NDT Khiếm Thị Hữu Nghị, “người mẹ” của những học sinh khuyết tật

“Những bông hồng thầm lặng”

Vẫn đi về hai buổi sớm trưa

Đem tình người, nhân ái sưởi lòng em

Đem yêu thương, hạnh phúc để em cười.

Vâng,  trong “Những bông hồng thầm lặng” nơi mái nhà chung của những vầng trăng khuyết, có một bông hồng tỏa ngát hương thơm, vẫn ngày đêm miệt mài, trăn trở  vì sự nghiệp “chăm sóc và giáo dục các em học sinh khuyết tật.” . Đó chính là người “thuyền trưởng” của ngôi trường NDT Khiếm Thị Hữu Nghị thân thương – Cô Nguyễn Thị Thúy.

Khi nhắc đến cô giáo Nguyễn Thị Thúy thì bạn bè, đồng nghiệp, các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh đều quý mến, trân trọng và hết lòng ngưỡng mộ cô – một nhà giáo tràn đầy nhiệt huyết, tình cảm yêu thương, luôn biết cảm thông và chia sẻ, hết lòng vì sự nghiệp “trồng người” với mong muốn mang đến cho những mảnh đời bất hạnh có được những niềm vui, hạnh phúc, giúp các em vững tin bước vào cuộc sống cộng đồng.

Sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất địa linh nhân kiệt, có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học – Nam Định nên ngay từ nhỏ cô đã là một học trò chăm ngoan, học giỏi, sau khi tốt nghiệp THPT cô thi vào ngành sư phạm tiểu học trường Trung cấp sư phạm BRVT (nay là trường CĐSP – BRVT). Năm 2000, cô thi đậu viên chức vào ngôi trường Khiếm Thị Hữu Nghị. Là một ngôi trường dành trẻ khiếm thị vừa mới được thành lập còn đơn sơ, thiếu thốn về mọi thứ từ cơ sở vật chất cho đến nguồn nhân lực . Chính vì thế, ngoài công tác giảng dạy, các cô kiêm luôn cả công tác tuyển sinh. Việc tuyển sinh gặp rất khó khăn  vì thời đó mạng xã hội, CNTT, các phương tiện giao thông chưa phát triểm mạnh; nhận thức của người dân về việc học tập, giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng còn thấp. Vì thế, giáo viên phải đến từng nhà ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh để vận động gia đình cho con em đến trường. Nếu may mắn gặp được gia đình quan tâm, hiểu biết sẽ vui mừng, niềm nở đón tiếp, không thì phải chịu những cái nhìn dò xét, lời nói khó chịu . Và ở ngôi trường đặc biệt ấy, giáo viên phải vừa là cô vừa là mẹ chăm sóc từng bữa ăn , giấc ngủ cho các em; dạy các em từ con chữ O, A…đến định hướng di chuyển và còn cả các kĩ năng vệ sinh cá nhân hàng ngày. Tất cả những điều đó thật sự là áp lực lớn, nỗi lo lắng cho một giáo viên trẻ mới ra trường, tưởng chừng như phải dừng lại con đường “mang con chữ” đến với các em  nhưng với một trái tim đầy tình yêu thương, lòng nhân ái cô luôn nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, trở ngại phấn đấu hết mình vì công việc, vì đàn em thân yêu.

Có thể nói bằng lòng yêu nghề, yêu trẻ, cả tuổi thanh xuân của cô gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của mái trường Khiếm thị, thấm thoát đã hơn 20 năm. Trải qua những năm tháng ấy, cô đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau như Bí thư chi đoàn, tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn. Với bất cứ nhiệm vụ nào, cô cũng luôn hoàn thành tốt với tinh thần trách nhiệm cao, luôn xung phong đi đầu trong mọi hoạt động phong trào.

Trong giảng dạy chuyên môn, cô luôn không ngừng tự học, nâng cao trình độ chuyên môn bản thân. Cô đã hoàn thành những khóa học giáo dục đặc biệt, cùng với sự nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới, tìm tòi vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đã mang những giờ học, rèn luyện kĩ năng cho các em học sinh khuyết tật đạt kết quả cao. Cô đã xây dựng được những chuyên đề, làm đồ dùng dạy học có tính sáng tạo và áp dụng có hiệu quả. Với những cống hiến đó, cùng  sự tận tâm, nhiệt huyết bản thân cô nhiều năm liền đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhận được bằng khen của UBND tỉnh, được vinh dự nhận kỷ niệm chương 20 năm vì sự nghiệp giáo dục.

Bằng sự cố gắng, nỗ lực, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, cô được mọi người thương yêu, kính trọng và tín nhiệm bầu và đảm nhận chức vụ qua trọng qua nhiều nhiệm kì như Chủ tịch công đoàn, phó hiệu trưởng. Và năm 2017, cô trở thành Tân hiệu trưởng của trường.

Trên cương vị là một nhà lãnh đạo mới – trẻ, cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của ngành và ứng dụng nhạy bén những thành quả từ những năm học trước, căn cứ tình hình thực tế chung của nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, thiết thực cho từng năm học. Chính vì thế, kết quả mục tiêu chăm sóc, giáo dục học sinh ngày được nâng cao, đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội.

Với vai trò là một nhà quả lý, cô đã có nhiều biện pháp sáng tạo, hiệu quả nhằm tạo môi trường giáo dục thân thiện – tích cực – văn minh, xây dựng được khối đại đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường. Cô luôn chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường, đáp ứng nhu cầu về đổi mới Giáo dục, từng bước khẳng định và nâng cao vai trò của giáo dục đặc biệt trong hệ thống giáo dục nhà nước.

Trải qua 22 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, cô giáo trẻ năm nào giờ đã là bước sang tuổi tứ tuần nhưng trái tim với ngọn lửa nhiệt huyết, tận tâm với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu vẫn cháy mãi, sáng mãi.  Cô hoàn toàn xứng đáng một nhà giáo tiêu biểu, mẫu mực và là tấm gương sáng để đồng nghiệp, các em học sinh noi theo.

Ngô Thị Kiều Mỹ Duyên

                                                     (Trường Khiếm thị Hữu Nghị- CĐGD BR-VT)


Bài viết liên quan