bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Công đoàn Ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức hội thảo “văn hóa học đường trong bối cảnh chuyển đổi số tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu”

Ngày 9/11/2023, tại trường Cao đẳng sư phạm, Công đoàn Giáo dục tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã phối hợp Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục tỉnh và Trường Cao đẳng Sư phạm tổ chức Hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh chuyển đổi số tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu”. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Hội KHTLGD tỉnh Nghệ An, đại diện UBMTTQVN tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội KHTLGD tỉnh, Công đoàn ngành, Sở GD&ĐT;  các sở, ban, ngành, các Hội và hơn 200 đại biểu từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các phòng GD&ĐT, đại diện chính quyền, công đoàn các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT, Công đoàn ngành.

Quang cảnh Hội thảo

Văn hóa học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân. GS,TSKH, VS  Phạm Minh Hạc, nguyên Uỷ viên BCHTW Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ GD, nguyên Chủ tịch Hội KHTLGD VN nhấn mạnh: “Văn hóa học đường (VHHĐ) là các hệ chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ QLGD, nhà trường, các thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em HS,SV có cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp”. Mục tiêu chung nhất của VHHĐ là xây dựng trường học lành mạnh. Trong những năm qua, công tác giáo dục cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhà trường và xã hội quan tâm. Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, tạo ra những cơ hội mới và những thách thức cho mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Việc xây dựng văn hóa học đường sẽ có nhiều thay đổi so với cách truyền thống bởi chuyển đổi số.

Chủ trì Hội thảo

        

Đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo

       Ban Tổ chức hội thảo đã đã nhận được 46 bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên, giáo viên, các tác giả trong và ngoài tỉnh. Ban Tổ chức đã lựa chọn 44 bài viết có nhiều giải pháp, ý kiến rất tâm huyết của tác giả để đăng kỷ yếu, trong đó có 16 bài báo cáo khoa học, 28 bài tham luận. Các bài viết được lựa chọn đăng kỷ yếu hội thảo đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến nội dung của hội thảo trên các phương diện:  Về cơ sở lý luận trong xây dựng văn hóa học đường, các bài viết nghiên cứu về đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ vị thành niên; nghiên cứu văn hóa học đường dưới góc nhìn giá trị như: đạo đức và giá trị, giá trị và văn hóa, cách tiếp cận giá trị đối với giáo dục, biểu thị giá trị của văn hóa học đường, đề xuất giải pháp xây dựng văn hóa học đường trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Về văn hóa ứng xử trong trường học trong bối cảnh chuyển đổi số, các bài viết đã tập trung nghiên cứu về những tác động của mạng xã hội, không gian mạng tới văn hóa ứng xử trong trường học, các nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp rất hữu ích trong việc hạn chế các tác động tiêu cực của mạng xã hội; hướng dẫn học sinh nhận biết, chia sẻ thông tin tích cực và phản bác những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên, hầu hết các cơ sở giáo dục, đào tao đều triển khai bám sát Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chỉnh phủ về phê duyệt chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh nhiên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030. Về tác động của chuyển đổi số tới văn hóa học đường, các nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tích cực và những thách thức đặt ra của chuyển đổi số đối với văn hóa học đường. Những tác đông tích cực như thay đổi phương pháp giảng dạy cá nhân hóa người học; chống gian lận trong nghiên cứu và học tập; trao đổi giao lưu đa văn hóa; hỗ trợ giáo viên và học sinh trong tra cứu thông tin và giải đáp thắc mắc. Về những thách thức như nguy cơ mất an toàn thông tin và quyền riêng tư… Các nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp rất hữu ích trong việc giải quyết những thách thức mà chuyển đổi số tác động tới văn hóa học đường. Về xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học trong bối cảnh chuyển đổi số, các nghiên cứu đã chỉ ra những thách thức như: đạo đức, lối sống, tư tưởng của học sinh ngày càng đi xuống; vấn nạn bạo lực học đường; vi phạm nguyên tắc thực hành dân chủ; vấn đề mất an toàn thông tin; hành vi, thái độ và lời nói của người thầy và người học trong các giờ học online,…Từ những thách thức đó, các nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử của trường học trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Ngoài ra, các bài viết cũng đề cập đến các nội dung về đổi mới quản trị nhà trường, xây dựng văn hóa dân chủ và văn hóa chất lượng trong trường học. Đây cũng là một trong những nội dung mà Hội thảo thảo luận, thống nhất và gửi đến cấp quản lý, các nhà khoa học, nhà giáo với mong muốn góp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của đất nước.

Hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh chuyển đổi số tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu” là một hoạt động ý nghĩa, thiết thực chào mừng kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chào mừng thành công Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ XVI, Đại hội Công đoàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu lần thứ VII, hướng tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023- 2028; chào mừng Đại hội MTTQVN tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024- 2029 ./.

(CĐGD tỉnh BR- VT)


Bài viết liên quan