bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai Chương trình Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2024 – 2028

Ngày 17/5/2024, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai Chương trình số 04/CTr-LĐLĐ về nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2024 – 2028.

Hình ảnh Đại hội Công đoàn tỉnh BR-VT lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023-2028

Chương trình được triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu lần thứ VII, nhằm tạo bước đột phá của tổ chức Công đoàn  tỉnh trong công tác đối thoại, thương lượng tập thể, mang lại lợi ích thiết thực, bền vững cho đoàn viên, người lao động. Bên cạnh đó, Chương trình được xây dựng nhằm mục đích tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đối thoại, thương lượng tập thể ở tất cả các cấp công đoàn; xây dựng, củng cố và tăng cường vai trò của công đoàn cấp trên, đội ngũ chuyên gia để hỗ trợ, đồng hành, hướng dẫn công đoàn cơ sở; tập trung nguồn lực cho công tác đối thoại, thương lượng tập thể, góp phần tạo việc làm bền vững, cải thiện về tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho đoàn viên, người lao động và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.

Hình ảnh LĐLĐ tỉnh tổ chức tập huấn kỹ năng thương lượng tập thể, ký kết và đánh giá xếp loại chất lượng TƯLĐTT các các cấp công đoàn trực thuộc năm 2023

Chương trình đã đề ra các chỉ tiêu hàng năm gồm: 100% công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực nhà nước, ít nhất 85% công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực nhà nước phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức Hội nghị người lao động.  100% công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực nhà nước, ít nhất 85% công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực nhà nước phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc. 100% công đoàn cơ sở doanh nghiệp phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện đối thoại theo vụ việc, đối thoại theo yêu cầu của người sử dụng lao động, theo quy định của pháp luật. 100% Liên đoàn Lao động huyện, thị xã, thành phố chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền đồng cấp tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đối thoại với đoàn viên, người lao động và cán bộ công đoàn. Hàng năm Liên đoàn Lao động tỉnh chủ động đề xuất với chính quyền đồng cấp tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đối thoại với đoàn viên, người lao động và cán bộ công đoàn.

Chỉ tiêu nhiệm kỳ đến năm 2028 gồm có: Mỗi Công đoàn ngành và tương đương trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh chủ động đề xuất với cấp ủy, chuyên môn đồng cấp tổ chức đối thoại với đoàn viên, người lao động và cán bộ công đoàn ít nhất 02 lần trong nhiệm kỳ. Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) theo quy định của pháp luật. TƯLĐTT bao phủ ít nhất 85% đoàn viên, NLĐ tại các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn. Ít nhất 55% TƯLĐTT do tổ chức công đoàn ký kết hoặc tham gia ký kết được phân loại chất lượng đạt loại A, B; có nội dung về an toàn vệ sinh lao động. Tỷ lệ TƯLĐTT hết hạn dưới 10%. Ngoài ra, đối với chỉ tiêu Thỏa ước có nhiều doanh nghiệp tham gia: ít nhất có một Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện thương lượng tập thể, ký kết  01 bản TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp tham gia (nhóm doanh nghiệp); phấn đấu 100% cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên trực tiếp cơ sở phụ trách công tác đối thoại, thương lượng tập thể và 70% trở lên Chủ tịch công đoàn cơ sở được tập huấn về kiến thức và kỹ năng đối thoại, thương lượng tập thể. Phấn đấu 100% bản TƯLĐTT được ký kết đều có điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật liên quan đến ba nội dung trong những nội dung sau: về tiền lương, tiền thưởng, bữa ăn ca, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, cụ thể:

+ Các nội dung về tiền lương gồm: mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác; mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp; hệ thống thang lương, bảng lương; định mức lao động; tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; tiền lương ngừng việc; tạm ứng lương; nâng lương; tiền lương thử việc; các nội dung khác liên quan đến tiền lương; tiền thưởng tháng lương thứ 13…

+ Các nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi gồm: giảm giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, ban đêm; tăng giờ nghỉ trong giờ làm việc; các đợt nghỉ giải lao trong giờ làm việc; thời gian nghỉ chuyển ca; tăng thêm ngày nghỉ hàng tuần; tăng thêm ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm; tăng thêm thời gian nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương; nghỉ ngày thành lập doanh nghiệp…

+ Nội dung bữa ăn ca của người lao động gồm: số lượng, giá trị bữa ăn ca; hình thức tổ chức bữa ăn ca…

+ Các nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động: các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiêu chuẩn và việc cung cấp phương tiện bảo hộ lao động phù hợp, phụ cấp cho an toàn vệ sinh viên, các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, phòng ngừa rủi ro..

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh cũng đã đề ra 06 nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đạt được các chỉ tiêu theo Chương trình đề ra.

Ngọc Lan

 


Bài viết liên quan