bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

“Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm và đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”

Hình ảnh người thầy từ xưa là chuẩn mực của cái hay, cái đẹp trong sự kính trọng và tin tưởng của học sinh, phụ huynh và xã hội. Có thể nói sự ảnh hưởng của thầy cô giáo là rất lớn đối với học sinh từ nói năng, đi đứng, ăn mặc đến cách cư xử, giao tiếp…

Thế nhưng hiện nay, hình ảnh người thầy dần mờ đi trong lòng mọi người. Thậm chí, gần đây đã có nhiều hành vi, vi phạm đạo đức nhà giáo của thầy cô giáo khiến xã hội phẫn nộ. Cụ thể là tình trạng bạo lực học đường đã khiến xã hội có cái nhìn không đẹp đối với thầy cô, đối với các em học sinh.

Tất cả những hiện tượng tiêu cực trên xuất phát từ những yếu kém trong xử lý tình huống sư phạm của giáo viên, của học sinh…Đó là do: vấn đề thiếu trau dồi về đạo đức, do công tác quản lý nhà trường còn lỏng lẻo, do những tác động từ cơ chế thị trường và một số nhận thức sai lệch của một số giáo viên, của học sinh và của PHHS. Vậy làm thế nào để xây dựng một “ngôi trường hạnh phúc” ? Có lẽ, đó là câu hỏi mà những nhà giáo dục đang trăn trở. Tôi xin chia sẻ : “Một số giải pháp ứng dụng trong ứng xử sư phạm và đạo đức nhà giáo để xây dựng một trường học hạnh phúc”

Khi nói đến vấn đề này, tôi xin mạnh dạn khẳng định vai trò cũa thầy và mối quan hệ giao tiếp ứng xử giữa thầy và trò là vấn đề then chốt.Trước hết xin nói đến “đạo đức nhà giáo”. Đây là phẩm chất cốt lõi, quan trọng hàng đầu đối với nhà giáo, là nền tảng, là động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết của mỗi nhà giáo.

Thứ hai là vấn đề “ứng xử sư phạm”. Có thể hiểu nôm na đây là cách xử lý tình huống, là vấn đề giao tiếp ứng xử sao cho hay, cho chuẩn mực, đảm bảo văn hóa và đạo đức trong giao tiếp của giáo viên với giáo viên, của giáo viên với học sinh và PHHS…Đây là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng “trường học hạnh phúc”.

Vậy “trường học hạnh phúc” là gí?

Tôi xin chia sẻ tình hình thực tế tại trường THCS Nguyễn Công Trứ-Ngôi trường được thành lập từ năm 2008 đến nay.

Trong những năm đầu 2008 -2010: tình hình nhà trường khá phức tạp, đặc biệt là vấn đề của học sinh. Nhiều em học tập lơ là, gia đình không quan tâm, nề nếp chưa ổn định, đạo đức học sinh chưa tốt. Cụ thể là vấn đề bạo lực học đường thường xuyên xảy ra: các em bất đồng quan điểm nhau, đánh nhau trong trường, có em dắt người ngoài vào đánh học sinh trong trường, đa số học sinh chưa có ý thức chào hỏi lễ phép với người lớn…

Kể từ sau những sau nhiều sự việc xảy ra tại trường, Ban lãnh đạo và toàn thể GV-CNV nhà trường quyết tâm quan tâm nhiều hơn nữa công tác giáo dục con người. Nhà trường đã thực hiện những giải pháp sau:

Thứ nhất là giải pháp thay đổi nhận thức trong đội ngũ nhà giáo. Giải pháp này đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên phải tự soi mình, tự thay đổi để hoàn thiện chính bản thân từ tư tưởng, đạo đức, trách nhiệm và cả cách tổ chức các phương pháp kĩ thuật giáo dục. Thầy cô phải hiểu rõ: giáo dục phải đi từ cái gốc, lấy cái tâm, lấy đạo đức làm chuẩn mực, thướt đo một con người. Như câu nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Mỗi người thầy phải tạo cho học sinh cảm nhận: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và trường học là nhà, thầy cô là cha mẹ thứ hai của các em. Ở trường các em đực an toàn, được bảo vệ, được tôn trọng và phát triển toàn diện. Cụ thể là lãnh đạo nhà trường thường xuyên ra những câu hỏi xử lí tình huống sư phạm cho Gv trong những cuộc thi năng lực sư phạm để nâng cao ý thức trách nhiệm và cách xử lí của Gv trong giáo dục học sinh.

Thứ hai là giải pháp thay đổi các hoạt động giáo dục: bên cạnh việc tổ chức giảng dạy bồi dưỡng tri thức, nhà trường chú trọng nhiều hơn các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Chúng tôi tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kĩ năng sống, thay đổi cách tổ chức các buổi chào cờ truyền thống bằng hình thức giáo dục các em sinh hoạt theo chủ điểm của từng tháng để các em trao đổi học tập sinh họat tập thể nhằm giúp các em mạnh dạn, tự tin, năng động, sáng tạo, bên cạnh rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử nhanh nhạy, còn lồng giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng thời trong năm học nhà trường thường xuyên mời các chuyên gia tâm lí về nói chuyện và giao lưu với các em về các vấn đề của tuổi mới lớn, giáo dục các em tình yêu thương cha mẹ, các kĩ năng cơ bản ứng phó trước những tinh huống phức tạp khó khăn xảy ra trong cuộc sống hằng ngày…

Thứ ba là giải pháp tăng cường tích hợp giáo dục Kĩ năng sống-kĩ năng giao tiếp ứng xử trong các tiết học, các bài giảng ở tất cả các bộ môn trên lớp. Mục tiêu là rèn kĩ năng xử lí tình huống cho các em. Thường xuyên tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để phát huy năng lực người học như: thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, cặp đôi chia sẻ, thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, hỏi chuyên gia…

Thứ tư là giải pháp nêu gương và khen thưởng. Như chúng ta đã biết lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lí . Vì vậy khi lựa chọn phương pháp giáo dục, người thầy cần cân nhắc kĩ lưỡng, đạc biệt là những hình thức trách phạt cần hạn chế. Và chúng tôi đã thay đổi phương pháp trách phạt bằng hình thức trao đổi, trò chuyện, không sử dụng roi thướt. Trong các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, chúng tôi thường tuyên dương, khen thưởng những hành vi ứng xử văn hóa, văn minh, những biểu hiện tốt… dù là rất nhỏ của các em học sinh. Cụ thể là chúng tôi tổ chức hiệu quả tổ tâm lí học đường giúp các em giải quyết những vấn đề khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.

Thứ năm là giải pháp tuyên truyền, vận động nhằm phát huy tinh thần ứng xử văn hóa và thực hiện nếp sống văn minh, “ nói không với BLHĐ” trong tập thể sư phạm nhà trường. Giải pháp này được phổ biến đến tất cả cán bộ GV-CNV và học sinh trong những ngày đầu năm học, trong hội nghị cán bộ viên chức, trong các cuộc hộp giao ban, trong các cuộc họp tổ chuyên môn…

Trong thời gian thực hiện giải pháp trên chúng tôi nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành, cuả lãnh đạo địa phương và đã thu được những thành quả khá khích lệ: Thứ nhất chúng tôi nhận được sự đồng thuận, tin tưởng của PHHS: cụ thể là hằng năm tỉ lệ HS và số lớp học tăng lên hằng năm; số lượng Hs đạt hạnh kiểm tốt tăng dần, cho đến nay không có HS xếp hạnh kiểm TB và rất ít HS xếp loại khá; không có HS vi phạm đạo đức bị kỉ luật; học sinh biết chào hỏi lễ phép khi gặp nguời lớn đến trường, biết đi thưa về trình; tình hình học sinh BLHĐ cũng giảm hẳn.Trong những năm học gần đây không có tình trạng HS đánh nhau, không có hiện tượng GV đánh học sinh, tình hình học tập của học sinh khá ổn định. Đó chưa thể khẳng định là một ngôi trường hạnh phúc nhưng chí ít chúng tôi cảm nhận được niềm vui trong mắt học sinh về một trường học an toàn và các em được tôn trọng.

Trên đây là những giải pháp mà chúng tôi đã thực hiện tại trường xin chia sẻ cùng các thầy cô. Tất nhiên trong quá trình thực hiện các giải pháp chúng tôi đã gặp không ít những khó khăn và thành công không thể đến một ngày, một tháng …Đòi hỏi mỗi nhà giáo phải thay đổi mọi mặt và không ngừng rèn luyện cả về đạo đức lẫn chuyên môn nghiệp vụ…mà mỗi nhà giáo là những tấm gương-tấm gương sống có giá trị hữu ích nhất với học sinh.

Nguyễn Thị Thanh Thảo


Bài viết liên quan