bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Người lao động đi trễ, về sớm, doanh nghiệp có được trừ lương?

Theo quy định, khi người lao động đi trễ, về sớm, doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khấu trừ tiền lương.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng cách thức trừ lương nhân viên đi làm muộn hoặc về sớm theo số giờ làm việc thực tế. Ví dụ như, nhân viên đi làm muộn 60 phút sẽ không được tính lương 60 phút của ngày làm việc đó.

Theo các chuyên gia pháp lý, đi muộn/về sớm bản chất là hành vi không hoàn thành số giờ công theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Theo đó, việc không hoàn thành số giờ công có thể nhiều hoặc ít. Nếu nhiều thì có thể gọi tên là nghỉ nửa ngày, nghỉ cả ngày. Nếu ít thì gọi là đi muộn. Vì vậy, trong trường hợp này, việc doanh nghiệp ghi nhận số giờ công theo thực tế số giờ làm việc của người là hợp pháp.

Một số doanh nghiệp khác hiện đang áp dụng hình thức phạt người lao động đi làm muộn một khoản tiền nhất định (như 50.000 đồng/5 phút…) hoặc làm tròn số giờ đi làm muộn lên 1 con số nhất định (làm tròn 1 phút thành 15 phút hoặc làm tròn 2 tiếng đi muộn thành nửa ngày công).

Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 127 của Bộ luật Lao động 2019:

Điều 127. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

Theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời, còn buộc phải trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

Nguồn : Yến Nhi (Tạp chí Lao động và Công đoàn) 


Bài viết liên quan