bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Người lao động nghỉ làm không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?

Người sử dụng lao động được phép áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc (nghỉ không phép) từ 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày làm việc hoặc từ 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày.

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải là một trong bốn hình thức kỷ luật đối với người lao động được Bộ luật Lao động năm 2019 quy định chi tiết.

Theo quy định tại khoản 4, Điều 125 Bộ luật Lao động hiện hành, người sử dụng lao động được phép áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc (nghỉ không phép) từ 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày làm việc hoặc từ 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày.

Thời gian cộng dồn được tính kể từ ngày đầu tiên người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Theo đó, người lao động nghỉ không phép 05 ngày trong một tháng (tương đương 30 ngày) hoặc nghỉ không phép 20 ngày trong một năm (tương đương 365 ngày) thì sẽ bị sa thải theo quy định.

Khi người lao động bị sa thải thì đồng nghĩa với việc hợp đồng lao động bị chấm dứt.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, lý do chính đáng để người lao động nghỉ không phép mà không bị sa thải bao gồm: Thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Nguồn: YẾN NHI (Tạp chí Lao động và Công đoàn)


Bài viết liên quan