bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nữ CNVCLĐ tỉnh BR-VT từng bước đổi mới, sáng tạo đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Nữ CNVCLĐ luôn xác định vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong gia đình và ngoài xã hội đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Họ luôn cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ văn hóa, đổi mới, sáng tạo trong chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu công việc, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng, văn minh.

Nữ CNVCLĐ ngày nay đã tham gia đầy đủ vào các lĩnh vực văn hóa thể thao

Tính đến nay, LĐLĐ tỉnh có 1.544 CĐCS với 138.231 đoàn viên/148.051 lao động, trong đó có 82.188 lao động nữ/148.051 lao động chiếm 55,51% tổng số lao động toàn tỉnh. Có thể nói, nữ CNVCLĐ chiếm một phần không nhỏ; là lực lượng lao động quan trọng, góp phần không nhỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ chuyển môn tại các cơ quan, đơn vị. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp công đoàn tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” gắn với Nghị quyết 6b/NQ-BCH ngày 29/1/2011 của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam về công tác “Vận động nữ công nhân viên chức lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; tạo thuận lợi cho cán bộ Công đoàn các cấp, nữ CNVCLĐ thực hiện tốt việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của lao động nữ; thực hiện tốt vai trò phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội hiện nay. Tính đến nay, cán bộ công đoàn cơ sở các cấp có 10.466 người, trong đó có 6.309 nữ chiếm 60,28%, điều này cho thấy cán bộ công đoàn các cấp cũng như nữ CNVCLĐ luôn xác định vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội; luôn cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu công việc, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng, văn minh. Đặc biệt, trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, lực lượng nữ đã khẳng định vai trò của mình trong sáng tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn; đã có nhiều gương điển hình là nữ CNVCLĐ; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” hàng năm có 83% nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu Hai giỏi.

Tham gia trong lao động, sản xuất

Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng xã hội  cho nữ CNVCLĐ, các cấp công đoàn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đến nữ CNVCLĐ các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chính sách về lao động nữ; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật bình đẳng giới; phòng chống bạo lực gia đình, bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em, sức khỏe sinh sản; lao động trẻ em… tuyên truyền về Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019, chú trọng về Những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ; tư vấn, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của lao động nữ; chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, chế độ thai sản, khám sức khỏe định kỳ, khám chuyên khoa đối với nữ công nhân lao động, phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc…  Hàng năm, tại các cấp công đoàn tổ chức ít nhất 01 hoạt động tuyên truyền về chính sách, pháp luật cho lao động nữ; hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền của nữ công nhân lao động, đoàn viên công đoàn tại đơn vị như: họp mặt, nói chuyện chuyên đề; tặng hoa, quà, thi hát karaoke, thi ẩm thực, trình diễn thời trang; chăm sóc sức khỏe phụ nữ, chăm sóc và nuôi con khỏe mạnh. Bên cạnh đó, các cấp công đoàn còn tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống cho nữ CNVCLĐ vận động nguồn lực giúp đỡ nữ CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn, hỗ trợ từ nguồn Ngân hàng chính sách địa phương, Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo LĐLĐ tỉnh, Quỹ Mái ấm Công đoàn… hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm, hỗ trợ lao động nữ có việc làm bền vững, môi trường làm việc an toàn, bình đẳng, tiến bộ; vận động doanh nghiệp ủng hộ học bổng Nguyễn Đức Cảnh con CNVCLĐ vượt khó hiếu học; tổ chức “Trại hè cho con CNVCLĐ” nhân dịp hè, Tết Thiếu nhi, Tết Trung Thu cho con CNVCLĐ; đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện quyền trẻ em, phòng chống bạo hành xâm hại tình dục trẻ em; phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em; bảo vệ, chăm sóc trẻ trong dịch bệnh COVID-19; nhiều CĐCS tham mưu với lãnh đạo đơn vị tín chấp cho người lao động vay các nguồn vốn của công ty, vay vốn ngân hàng để cải thiện kinh tế gia đình. Vận động các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhiều lao động nữ giúp đỡ, hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, lớp mẫu giáo; tuyên truyền, vận động CNVCLĐ thực hiện chương trình nuôi con bằng sữa mẹ; phối hợp doanh nghiệp lắp đặt “Phòng vắt trữ sữa” tại nơi làm việc; tham gia cùng BCH CĐCS tham gia giám sát, đề xuất các điều khoản có lợi cho lao động nữ về hỗ trợ tiền nuôi con nhỏ, tiền gửi con tại nhà trẻ thông qua các buổi thương lượng đưa vào bản ký kết thỏa ước lao động tập thể, có ít nhất từ một đến ba điều khoản có lợi cho người lao động và lao động nữ.

Có thể nói, sự phát triển kinh tế- xã hội và việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội những năm qua, đã nâng cao mức sống của người dân nói chung và nữ CNVCLĐ nói riêng. Việc thực hiện quyết liệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phụ nữ đã tạo động lực cho nữ CNVCLĐ được học tập, làm việc, cống hiến, khẳng định vị trí của mình, giúp chị em tự tin hơn, phấn đấu trong học tập, lao động, mạnh dạn tham gia các hoạt động phong trào, thể hiện vai trò bản lĩnh của người phụ nữ trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học… trở thành người phụ nữ tài giỏi, đảm đang, tham gia ngày càng sâu rộng trong các lĩnh vực đời sống xã hội, nâng cao nhận thức và trình độ mọi mặt, góp phần khẳng định vai trò, vị trí của nữ CNVCLĐ trong xã hội ngày nay, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trên mọi mặt xã hội. và nữ CNVCLĐ cũng không nằm ngoài vòng quay của xã hội, họ vẫn đang từng bước đổi mới, sáng tạo trong chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay; góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng và văn minh.

Hoàng Hải


Bài viết liên quan