bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc một vấn đề cần quan tâm của tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động

Ngày 15/11/2024 Bệnh viện Mắt tỉnh BR-VT đã phối hợp với Viện thị Giác Brien Holden (BHF), một tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực phòng chống mù lòa của Australia, tổ chức Hội thảo quốc tế “Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc”. Hội thảo có sự tham gia trực tuyến của các chuyên gia quốc tế đến từ văn phòng BHF tại Việt Nam, Nam Phi, Pakistan và hơn 50 y bác sỹ CBVC đang công tác tại Bệnh viện Mắt tỉnh BR-VT

Theo định nghĩa tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019: “Quấy rối tình dục (QRTD) là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được sự đồng ý của người đó”. QRTD được biểu hiện dưới 3 dạng chính bao gồm: (1) Hành vi mang tính thể chất: Như cố tình động chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, ôm ấp, hôn hít … cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm; (2) QRTD bằng lời nói: Gồm các nhận xét, những ngụ ý, những câu chuyện, những lời đề nghị và yêu cầu không mong muốn mang tính gợi tình; (3) QRTD Bằng hành vi phi lời nói: Thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể và trang phục khiêu gợi, cử chỉ của tay, mắt gợi tình, phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật thể, màn hình máy tính, thư điện tử, những ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục…. Hậu quả của việc QRTD tại nơi làm việc này có thể gây xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người bị hại, khiến họ  có tâm lý bất an, rơi vào tình trạng bất lợi trong công việc và ảnh hưởng các quyền lợi khác của họ.

CBVC Bệnh viện mắt tham dự hội nghị trực tuyến về phòng chống qấy rối tình dục tại nơi làm việc cùng các chuyên gia quốc tế 

Đặc biệt trong môi trường bệnh viện, QRTD có nguy cơ xuất hiện cao hơn các môi trường lao động khác, nó có thể xảy ra  giữa các đồng nghiệp với nhau hoặc với bệnh nhân, thân nhân và khách hàng đến liên hệ công tác. Theo nhận xét của các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học, hiện nay QRTD đang có xu hướng gia tăng. Tại Mỹ 31% lao động nữ và 7% lao động nam cho biết họ đã từng bị QRTD. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng được thể hiện khi 17% ứng viên được phỏng vấn cho biết rằng họ đã từng “nhận được những đề nghị liên quan đến tình dục từ cấp trên để đổi lấy các lợi ích tại nơi làm việc hoặc các biểu hiện QRTD khác. Các hành vi QRTD tại nơi làm việc thường khó ợc phát giác  và chứng minh vì một phần do người bị hại có tâm lý e ngại, sợ tai tiếng, sợ mất việc làm, nên nạn nhân thường có xu hướng im lặng, cố chịu đựng, dấu diếm.

Hiện nay nước ta đã có các quy định của pháp luật về xử phạt hành chính và chế tài đối với các hành vi QRTD tại nơi làm việc tại: Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015; Điều 9 Bộ luật Lao động năm 2019; Điều 5 Nghị định 167 năm 2013 của chính phủ. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng có thể chịu mức phạt lên đến 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Năm 2015 TLĐLĐ Việt Nam phối hợp với Bộ LĐTB&XH và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục cho CBCCVC và người lao động tại nơi làm việc, áp dụng trên phạm vi cả nước.

TTND TSBS Nguyễn Viết Giáp – GĐ Bệnh viện Mắt trình bày báo cáo về quy tắc ứng xử chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong hội thảo

Tại Bệnh viện Mắt BR-VT từ năm 2020 đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử về QRTD và các biện pháp phòng chống, ngăm chặn nguy cơ xảy ra QRTD tại đơn vị. Theo đó đã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBVC, xây dựng bộ quy tắc và chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, phân luồng riêng biệt tại các vị trí nhạy cảm cho cả nhân viên và bệnh nhân như khu vực vệ sinh, phòng thay quần áo phẫu thuật, phòng nằm điều trị nội trú, phòng khám nội khoa, đo điện tim riêng biệt nam, nữ. Tại một số vị trí quan trọng đã gắn Camera giám sát trên nguyên tắc vừa đảm bảo sự kín đáo riêng tư, nhưng có thể phát hiện, cảnh báo, phòng ngừa và xác minh các hành vi quấy rối trong công việc và sinh hoạt. Bênh viện cũng quy định rõ các kênh thu thập thông tin, quy trình giải quyết và người phụ trách đầu mối khi xảy ra vụ việc, trong đó có vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn, vừa bảo vệ quyền lợi cho người tố cáo và cả việc bảo vệ quyền hợp pháp, chính đáng cho người bị tố cáo nếu xác minh thông tin tố cáo chưa chính xác. Ngoài các hành vi được quy định cụ thể tại cơ sở làm việc, đơn vị cũng quy định các hành vi liên quan khi cán bộ viên chức của bệnh viện được cử đi tham gia các hoạt động chăm sóc mắt ở cộng đồng hoặc tham dự các hội thảo, hội nghị, hoạt động công vụ ngoài bệnh viện.

Tại buổi hội thảo các chuyên gia quốc tế đã đánh giá cao các biện pháp phòng chống QRTD tại nợi làm việc của Bệnh viện Mắt BR-VT và các quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời cũng thống nhất đưa ra các khuyến nghị và nội dung trọng tâm để tăng cường công tác phòngc chống QRTD tại nơi làm việc trong thời gian tới, bao gồm:

Thứ nhất: Xây dựng và thực hành văn hóa công sở, trong đó có các Quy tắc ứng xử về QRTD đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ LĐTB&XH  và VCCI hướng dẫn ban hành.

Thứ hai: Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, có chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi QRTD để bảo vệ người bị quấy rối. Cụ thể, cần sớm điều tra, công khai danh tính những người có hành vi xâm hại và nâng mức xử phạt hành chính để họ không tái phạm.

Thứ ba: Cần có biện pháp tăng cường camera giám sát tại nhiều vị trí ở nơi làm việc, hạn chế những hành vi lệch chuẩn, đồng thời, cung cấp những bằng chứng xác thực, giúp cho việc điều tra, truy tố, xử phạt chính xác. Xây dựng quy trình xử lý, phân công người chịu trách nhiệm đầu mối tiếp nhận thông tin, giải quyết vụ việc, trong đó có sự tham gia của đại diện công đoàn.

Thứ tư: Tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về việc phòng chống QRTD của CBVC và ngời lao động, mạnh dạn và chủ động tố cáo các hành vi lệch chuẩn để xây dựng môi trường làm việc lành mạnh .

BS Nguyễn Viết Giáp – GĐ Bệnh viện Mắt


Bài viết liên quan