bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Từ tháng 7/2025, tai nạn trên đường đi làm có được xem là tai nạn lao động?

Từ 1/7/2025, tai nạn trên đường đi làm sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động, thay vào đó sẽ hưởng chế độ ốm đau.

Theo quy định hiện hành của Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nếu gặp tai nạn trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại, trong khoảng thời gian và lộ trình hợp lý, và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 quy định trường hợp người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động, thay vào đó sẽ hưởng chế độ ốm đau.

Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động bị tai nạn trên đường đi, về và phải nghỉ việc để điều trị là bằng 75% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Theo nhận định của cơ quan BHXH, sự thay đổi này là hợp lý bởi lẽ theo khái niệm của Luật An toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Trong khi đó, trường hợp bị tai nạn trên đường đi, về không xảy ra trong quá trình lao động hay gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, cho nên nếu xem đó là tai nạn lao động và buộc người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm do lỗi không do mình gây ra là không hợp lý.

Nội dung này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Nguồn : Yến Nhi (Tạp chí Lao động và Công đoàn) 


Bài viết liên quan