bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 – 15/10/2024) và 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 – 15/10/2024)

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Công tác dân vận luôn giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng, chúng ta cùng nhìn lại chặng đường lịch sử và vai trò quan trọng của công tác dân vận trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 15/10/1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Án nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, thanh niên vận động, phụ nữ vận động, và quân đội vận động, đánh dấu sự ra đời của hệ thống dân vận. Đến tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Dân vận”, Bộ Chính trị đã quyết định lấy ngày 15/10 hằng năm làm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và Ngày Dân vận của cả nước.

– Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945): Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng đã được tổ chức rộng khắp, với những cán bộ đi vào các giai tầng xã hội, tuyên truyền và vận động Nhân dân đứng lên chống lại áp bức, bóc lột.

– Giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945 – 1975): Dân vận đã huy động sức mạnh toàn dân, cả hậu phương và tiền tuyến, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ và đại thắng mùa Xuân năm 1975.

– Trong thời kỳ đổi mới và xây dựng đất nước (1975 – nay) Công tác dân vận tiếp tục được đổi mới, với nhiều chủ trương, chính sách để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

Phát huy truyền thống vẻ vang 94 năm công tác Dân vận của Đảng, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị cần thường xuyên học tập, quán triệt tư tưởng, đạo đức và phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đổi mới công tác dân vận theo hướng sát cơ sở, thực sự “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; thực lòng quan tâm, chăm lo lợi ích và đời sống của Nhân dân; gắn việc làm tốt công tác dân vận với trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhân dân giao cho. Cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với bản lĩnh, quyết tâm, sáng tạo và khí thế mới, công tác dân vận sẽ tiếp tục có bước tiến mới, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng; tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, phát huy mạnh mẽ sức mạnh của Nhân dân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Đính kèm Đề cương tuyên truyền 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng:1867 CV De cuong tuyen truyen Ngay truyen thong cong tac dan van cua Dang.signed.

Thành Thơ


Bài viết liên quan