bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Từ ngày 1/1/2025, người mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo sẽ được lên thẳng tuyến trên

Người đóng bảo hiểm y tế khi mắc bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc kỹ thuật cao có thể đến bệnh viện không phải nơi đăng ký ban đầu vẫn được thanh toán 100%.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế mới được Quốc hội thông qua và hiệu lực từ 1/7/2025, danh mục bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao sẽ được Bộ trưởng Y tế ban hành.

Theo đại diện Bộ Y tế, danh mục bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo của Bộ Y tế bao gồm 42 bệnh, nhóm bệnh trong đó có những bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, lupus ban đỏ, ghép tạng, bỏng nặng, bệnh xơ cứng rải rác, phẫu thuật thay van tim, đột quỵ, bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, suy thận, thương tật vĩnh viễn….

Người bệnh đã được chẩn đoán xác định mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần sử dụng kỹ thuật cao nằm trong danh mục của Bộ Y tế ban hành có thể đến thẳng trực tiếp cấp chuyên sâu, không cần xin giấy chuyển viện như hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay danh mục cụ thể các bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện Bộ Y tế đang xây dựng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang thực hiện tích hợp giấy chuyển tuyến trên điện tử để giảm thủ tục hành chính cho người bệnh.

Vì theo Bộ Y tế, hiện danh sách các bệnh hiểm nghèo đã được ban hành từ nhiều năm trước và đã đến lúc cần phải điều chỉnh, bổ sung các bệnh mới và cập nhật lại danh sách cho phù hợp với tình hình bệnh tật hiện nay, cũng như các tiến bộ trong điều trị.

Để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm y tế, quy định mới cũng khẳng định rằng người bệnh sẽ được hưởng 100% quyền lợi bảo hiểm khi điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trên, nếu bệnh của họ vượt quá khả năng điều trị của cơ sở y tế tuyến dưới.

Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 100 bệnh hiếm, với khoảng 6 triệu người mắc bệnh hiếm, trong đó 58% là trẻ em, 30% trong số đó tử vong trước 5 tuổi.

Việc miễn giấy chuyển tuyến sẽ giúp bệnh nhân được điều trị nhanh chóng, không phải trải qua quá trình chuyển tuyến rườm rà, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí điều trị. Bởi lẽ hiện nhiều ca bệnh điều trị tại tuyến trên phải xin giấy chuyển tuyến hàng năm, vì cứ 31.12 hàng năm là hết hạn giấy chuyển tuyến được bảo hiểm y tế chi trả, người bệnh buộc phải làm thủ tục xin chuyển tuyến, rất vất vả, và nhiều khi phải đi lại xa xôi.


Bài viết liên quan