bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

6 điểm mới trong chế độ thai sản năm 2025 cho người tham gia BHXH bắt buộc

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Trong đó có 6 điểm mới dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được bổ sung. Đáng chú ý, lao động nữ phá thai, dù là phá thai bệnh lý hay ngoài ý muốn, đều được hưởng chế độ thai sản.

1. Mở rộng đối tượng hưởng chế độ thai sản

Luật BHXH 2024 bổ sung nhiều nhóm đối tượng được hưởng chế độ thai sản, bao gồm:

Viên chức quốc phòng.

Các chức danh quản lý tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, hợp tác xã.

Người làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên nhưng làm việc không trọn thời gian.

Chủ hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh.

Vợ/chồng của cán bộ ngoại giao đi công tác nhiệm kỳ.

Lao động nước ngoài có hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên, trừ một số trường hợp đặc biệt.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, các trường hợp được bổ sung hưởng chế độ thai sản gồm:

Lao động nữ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 12 tháng và nghỉ dưỡng thai theo chỉ định y tế, cần đóng tối thiểu 03 tháng trong 12 tháng trước sinh.

Lao động nữ sinh con điều trị vô sinh cần đóng BHXH ít nhất 06 tháng trong 24 tháng trước sinh.

3. Tăng số ngày nghỉ việc để đi khám thai

Từ ngày 01/7/2025, lao động nữ được nghỉ tối đa 02 ngày mỗi lần khám thai, không phân biệt vị trí địa lý hay tình trạng sức khỏe thai nhi. Trước đây, chỉ những trường hợp đặc biệt mới được nghỉ 02 ngày/lần.

4. Lao động nữ phá thai sẽ được hưởng chế độ thai sản trong mọi trường hợp:

Một điểm mới đáng chú ý là từ năm 2025, lao động nữ phá thai, dù là phá thai bệnh lý hay ngoài ý muốn, đều được hưởng chế độ thai sản. Hiện nay, chỉ có trường hợp phá thai bệnh lý mới được áp dụng chế độ này.

5. Điều chỉnh thời gian nghỉ thai sản khi thai gặp vấn đề

Luật mới thay đổi số tuần tuổi của thai để tính thời gian nghỉ hưởng chế độ:

Nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 22 tuần tuổi (trước đây là dưới 25 tuần tuổi).

Nghỉ 50 ngày nếu thai từ 22 tuần tuổi trở lên (trước đây là từ 25 tuần tuổi).

6. Điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thai sản

Trước 1/7/2025, mức trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi được tính theo mức lương cơ sở. Từ ngày 1/7/2025, mức này sẽ tính theo mức tham chiếu mới:

Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi = 2 x Mức lương cơ sở

(Căn cứ theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Mức hưởng mỗi ngày nghỉ dưỡng sức sau thai sản = 30% x Mức lương cơ sở.

(Căn cứ theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Luật BHXH 2024 được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng quyền lợi và bảo vệ tốt hơn cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Người lao động cần nắm rõ các quy định mới để đảm bảo quyền lợi của mình khi luật có hiệu lực.

Nguồn : Quỳnh Anh (Tạp chí Lao động và Công đoàn)  


Bài viết liên quan