bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Các cấp Công đoàn tỉnh: Đẩy mạnh tuyên phòng ngừa các hành vi xâm hại tình dục trẻ em

Nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng nông thôn, các khu nhà trọ tại các khu công nghiệp; theo thống kê của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 (từ ngày 15/12/2023 – 14/6/2024), trên địa bàn tỉnh phát hiện 32 vụ xâm hại tình dục trẻ em (so với cùng kỳ năm 2023 tăng 03 vụ – 32/29 vụ) với 35 đối tượng phạm tội. Hậu quả 31 trẻ em bị xâm hại tình dục (trong đó có 01 trẻ em gái là nạn nhân trong 02 vụ). So với cùng kỳ năm 2023, số vụ xâm hại tình dục trẻ em tăng, tính chất, mức độ các vụ xâm hại có xu hướng nghiêm trọng hơn, trong đó có một số vụ một trẻ em gái quan hệ tình dục với từ hai đối tượng trở lên.

Theo đó, các cấp công đoàn cần đẩy mạnh phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường giám sát, phản biện, tham vấn, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, phân bổ nguồn lực đáp ứng quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật; tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức, lối sống văn hóa trong đoàn viên, CNVCLĐ hướng tới xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh, văn minh, văn hóa, con người “chân, thiện, mỹ”. Vận động CNVCLĐ tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội, người sau cai nghiện tại gia đình, cộng đồng dân cư. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp tăng cường công tác trao đổi, đối thoại, lấy ý kiến, nắm tâm tư, nguyện vọng chính đáng của CNVCLĐ, nhất là những gia đình CNVCLĐ bị khiếm khuyết (trẻ mồ côi, cha mẹ ly hôn, đi làm ăn xa, có người thân phạm tội, rơi vào tệ nạn xã hội,…), hay xảy ra bạo lực, có con bỏ học sớm, nghiện game, chơi bời, sa vào tệ nạn xã hội… để có biện pháp tuyên truyền phù hợp; kịp thời nắm tình hình, tìm hiểu nguyên nhân những gia đình CNVCLĐ có trẻ đang độ tuổi đi học mà bỏ học giữa chừng để có biện pháp vận động, thuyết phục, để trẻ được đi học bình thường; thường xuyên tuyên truyền, trao đổi với những gia đình CNVCLĐ có con đang ở độ tuổi đi học, trong đó cha mẹ, ông bà làm gương, quan tâm quản lý, trò chuyện, hỏi han, tâm sự với con cái để trẻ cảm nhận được tình thương ấm áp, truyền thống đạo đức của gia đình, từ đó hình thành nhân cách tốt cho trẻ; CĐCS đẩy mạnh quan tâm, chăm lo, vận động chủ doanh nghiệp, CNVCLĐ tại cơ quan, đơn vị quan chăm lo chia sẻ với các gia đình CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình CNVCLĐ bị bạo hành, bạo lực gia đình hoặc không may xảy ra tình trạng bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em; Đẩy mạnh tuyên truyền số điện thoại đường dây nóng quốc gia hỗ trợ, chăm sóc trẻ em “111” để trẻ em biết, thực hiện khi có nhu cầu.

  H.Hải


Bài viết liên quan