bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chi thanh toán ngày phép năm chưa nghỉ cho NLĐ có được trừ khi tính thuế TNDN không?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và các quy định liên quan về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), khoản chi thanh toán ngày phép năm chưa nghỉ cho người lao động có thể được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, nhưng cần đáp ứng các điều kiện cụ thể.

Căn cứ pháp lý

Theo Quy định của Bộ luật Lao động 2019, tại Điều 113 quy định:

Người lao động có từ đủ 12 tháng làm việc tại doanh nghiệp được hưởng ít nhất 12 ngày nghỉ phép năm có hưởng nguyên lương.

Trường hợp người lao động chưa nghỉ hết số ngày phép năm mà thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Như vậy, việc chi trả tiền lương cho ngày phép chưa nghỉ là một nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Điều kiện để khoản chi này được trừ khi tính thuế TNDN

Cũng theo Quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC, theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC): các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và không thuộc các khoản chi không được trừ quy định tại khoản 2 Điều này thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Do đó, khoản chi thanh toán tiền lương cho ngày phép năm chưa nghỉ sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu nằm trong 3 trường hợp sau đây:

Khoản chi được ghi rõ trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp.

Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ (bảng kê ngày phép, phiếu chi, ủy nhiệm chi…).

Khoản chi thực tế phát sinh và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Người lao động cần nắm rõ quyền lợi này để có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các khoản thanh toán khi không sử dụng hết phép năm, đặc biệt trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.

Nguồn : Quỳnh Anh (Tạp chí Lao động và Công đoàn)  


Bài viết liên quan