bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Khai giảng lớp lớp bồi dưỡng về công tác nghiệp vụ quản lý văn hóa

Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2024, ngày 23-24/7/2024, Trung tâm GDNN Công đoàn BR-VT tổ chức “Lớp bồi dưỡng về công tác nghiệp vụ quản lý văn hóa, nghiệp vụ cho công chức phụ trách văn hóa cấp huyện và tại cơ sở”. Chương trình bồi dưỡng cập nhật các quy định pháp luật mới về quản lý nhà nước về văn hóa, chia sẻ các kỹ năng chuyển đổi số áp dụng trong thực tiễn công tác quản lý văn hóa tại cơ sở cho 50 học viên là lãnh đạo, công chức, viên chức phụ trách nhiệm vụ quản lý văn hóa xã hội của các cơ quan, đơn vị, phường, xã.

Đến dự lễ khai giảng, có sự tham dự của ông Lê Xuân Đăng Quang – Phó trưởng phòng Văn hóa và thông tin Tp. Vũng Tàu, ông Đặng Quang Vinh – Phó Trưởng phòng Nội vụ Tp. Vũng Tàu, Trần Quang Vinh – Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Công đoàn BR-VT.

Tại buổi lễ khai giảng, ông Lê Xuân Đăng Quang – Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin Tp. Vũng Tàu cho biết: Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức, lối sống của con người. Vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì vai trò của văn hóa, quản lý văn hóa càng được khẳng định, nhất là trong quá trình điều tiết, cân bằng sự phát triển bền vững của địa phương, của đất nước. Chúng ta cần phân tích thuận lợi và khó khăn, nỗ lực không ngừng trong công tác quản lý văn hóa. Mỗi người trong chúng ta là một mắc xích quan trọng, cùng chung tay xây dựng, giữ gìn bản sắc dân tộc.

Chương trình bồi dưỡng 02 ngày bao gồm các kiến thức: chức năng nhiệm vụ của công chức phụ trách văn hóa cấp thành phố và tại cơ sở cấp phường; các kỹ năng xây dựng đời sống văn hóa gia đìnhg và cộng đồng dân cư, kỹ năng chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Ngoài ra, còn rất nhiều các kỹ năng mềm khác như: tuyên truyền thông tin qua mạng xã hội, thiết lập và quản lý bản tin công cộng, kỹ năng tiếp nhận ý kiến phản anh của người dân ở cơ sở …

Đây sẽ là cơ hội quý báu để các học viên cùng học tập, cập nhật kiến thức, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ cùng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Thông qua việc bồi dưỡng, trau dồi các kỹ năng mềm, kỹ năng văn hóa – xã hội, học viên còn được tham gia thực hành tình huống, tọa đàm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những khó khăn, vướng mắc, giải pháp thực hiện trong thực tiễn quản lý văn hoá trên địa bàn.

Ngọc Thi

(Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Công đoàn BR-VT)


Bài viết liên quan