bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tăng gấp đôi mức xử phạt vi phạm hành chính về tiền lương

Ngày 17/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, Bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, có hiệu lực từ ngày 17/01/2022  đã tăng mức xử phạt vi phạm hành chính về tiền lương so với qui định trước đây.

Cụ thể, phạt tiền  từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (trước đây áp dụng mức phạt t tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng) đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

– Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;

– Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;

– Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;

– Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;

– Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Đồng thời, pháp luật đã bổ sung hành vi vi phạm chính mới trong lĩnh vực tiền lương với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đó là:

– Không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;

– Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;

– Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động  làm công việc có giá trị như nhau.

Bên cạnh đó, mức phạt tiền củng được áp dụng đối với người sử dụng lao động khi có hành vi: hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động.

Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ thay thế Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ.

Xuân Trúc


Bài viết liên quan