bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Các cấp công đoàn tỉnh BR-VT: Thực hiện mục tiêu phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của CNVCLĐ

Thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 của UBND tỉnh về việc “Ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh về nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân tỉnh BR-VT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”; Liên đoàn Lao động tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của CNVCLĐ tỉnh nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong thực hiện mục tiêu “Phát triển con người Việt Nam toàn diện về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật” gắn với việc tập trung phát triển kinh tế nhanh, bền vững góp phần xây dựng “BR-VT thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch”; tạo cơ hội để CNVCLĐ có việc làm ngày càng tốt hơn, thu nhập cao và ổn định, được hưởng thụ các thành quả phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần.

Người lao động TP Vũng Tàu tham gia hội thao do LĐLĐ tỉnh tổ chức

Với mục tiêu, đẩy mạnh kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp nhằm giới thiệu việc làm có chất lượng, ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp; tăng cường công tác chăm lo cho CNVCLĐ, tăng cơ hội tiếp cận nhà ở và các dịch vụ cơ bản phù hợp với khả năng chi trả của CNVCLĐ; tạo điều kiện cho CNVCLĐ có cơ hội được học tập, nâng cao kỹ năng, tay nghề, phát huy vốn hiểu biết của người lao động trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh; Hoàn chỉnh thiết chế văn hóa phù hợp với vị trí của từng khu công nghiệp, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sinh hoạt cần thiết cho CNVCLĐ; Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến CNVCLĐ; phát huy dân chủ và tang cường sự tham gia của CNVCLĐ trong việc đóng góp ý kiến vào những quyết sách của tỉnh; Khuyến khích cân bằng, hài hòa công việc với nghỉ ngơi, tạo điều kiện để công nhân các khu công nghiệp được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch nhằm tái tạo sức lao động; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR), nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, đóng góp cho cộng đồng địa phương và xã hội.

Các cuộc thi, hội thi góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của CNVCLĐ

Để thực hiện mục tiêu đó, các cấp công đoàn cần xây dựng đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn và CNVCLĐ phát triển toàn diện; Thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” và Chương trình Nâng cao chất lượng và hoạt động của đội ngũ cán bộ Công đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân, nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ Công đoàn, kiến thức về pháp luật Lao động, Luật Công đoàn; Đổi mới phương thức và nâng cao kỹ năng hoạt động của đội ngũ cán bộ Công đoàn, chú trọng nâng cao kỹ năng đàm phán, thương lượng, đối thoại của cán bộ CĐCS khu vực ngoài nhà nước nhằm hướng dẫn chỉ đạo có hiệu quả hoạt động tại cơ sở; Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát; tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của CNVCLĐ để tập hợp, phản ánh và đề nghị giải quyết kịp thời các vấn đề mới nảy sinh có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; Phát động các phong trào thi đua: Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp trong CNLĐ; tác phong, kỷ luật, sáng kiến, cải tiến, năng suất, chất lượng, hiệu quả, góp phần đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hướng dẫn các cấp công đoàn tuyên truyền cho CNLĐ và NSDLĐ về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong các lĩnh vực: văn hóa, nếp sống văn hóa lành mạnh, tác phong lao động công nghiệp cho CNLĐ, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động; chủ động đối thoại với người sử dụng lao động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; xây dựng văn hóa doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để công nhân lao động được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; Tham gia xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng và phúc lợi tốt hơn cho người lao động, vận động người sử dụng lao động đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tham gia xã hội hóa trong xây dựng các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân; Vận động CNVCLĐ gương mẫu đi đầu tham gia phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, coi trọng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nơi làm việc; Vận động và tổ chức cho CNVCLĐ tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; Xây dựng nội dung hoạt động đa dạng, phong phú tổ chức triển khai vận động đông đảo CNVCLĐ tham gia hưởng ứng và thực hiện các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển sản xuất, duy trì việc làm và thu nhập cho CNLĐ; Phối hợp với địa phương đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Chương trình xây dựng nông thôn mới; phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”; đẩy mạnh “Cải cách thủ tục hành chính” và các phong trào thi đua; Hướng dẫn cơ sở tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thành lập các câu lạc bộ sở thích tại những doanh nghiệp đã có đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động, đồng thời vận động lãnh đạo doanh nghiệp tạo điều kiện cho CNVCLĐ thường xuyên được hưởng thụ các hoạt động văn hóa, thể thao. Từ đó nâng cao đời sống văn hóa tinh thần góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; Khuyến khích các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các chuyến du lịch, tham quan, giao lưu học hỏi, thi đấu thể dục – thể thao, văn hóa – văn nghệ cho người lao động, tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với người sử dụng lao động và người lao động về sự cần thiết của hài hòa lợi ích giữa giờ lao động và nghỉ ngơi, đảm bảo hiệu quả kinh tế và cân bằng giá trị cuộc sống; tránh dành thời gian lao động quá mức cần thiết, thiếu thời giờ cho việc nghỉ ngơi, giải trí để tái tạo sức lao động, tăng năng suất, hiệu quả công việc và ngược lại; Vận động CNVCLĐ tham gia các hoạt động góp phần bảo tồn, phát huy,làm giàu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Ngọc Bảo


Bài viết liên quan