bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Những điểm mới cơ bản liên quan trực tiếp đến người lao động theo Bộ Luật lao động năm 2019

Ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực và sẽ thay thế Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2019 có nhiều quy định mới nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, nghĩa vụ của các bên, góp phần xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà, ổn định, phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về những điểm mới cơ bản liên quan trực tiếp đến người lao động.

Những điểm mới cơ bản liên quan trực tiếp đến người lao động theo Bộ Luật lao động năm 2019

Bài 2:Thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công

Thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
Điều 65 quy định, Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.Điều 68, quy định tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Quy trình thương lượng tập thể được quy định tại Điều 70,khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng.Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng. Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể.Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động. Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.
Điều 71 quy định, thương lượng tập thể không thành, một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định;Đã hết thời hạn quy định mà các bên không đạt được thỏa thuận hoặc chưa hết thời hạn quy định nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.Khi thương lượng không thành, các bên thương lượng tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định. Trong khi đang giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình công.Điều 72 về thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo nguyên tắc, nội dung thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện theo quy định.Quy trình tiến hành thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia do các bên thỏa thuận quyết định, bao gồm cả việc thỏa thuận tiến hành thương lượng tập thể thông qua Hội đồng thương lượng tập thể; Trường hợp thương lượng tập thể ngành thì đại diện thương lượng là tổ chức công đoàn ngành và tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp ngành quyết định.Trường hợp thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thì đại diện thương lượng do các bên thương lượng quyết định trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận. Điều 73 cũng quy định Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể, trên cơ sở đồng thuận, các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng tập thể.Khi nhận được yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tổ chức việc thương lượng tập thể với các thành phần Hội đồng thương lượng tập thể bao gồmChủ tịch Hội đồng do các bên quyết định và có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể, hỗ trợ cho việc thương lượng tập thể của các bên;Đại diện các bên thương lượng tập thể do mỗi bên cử. Số lượng đại diện mỗi bên thương lượng tham gia Hội đồng do các bên thỏa thuận;Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.. Hội đồng thương lượng tập thể tiến hành thương lượng theo yêu cầu của các bên và tự chấm dứt hoạt động khi thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia được ký kết hoặc theo thỏa thuận của các bên.Điều 75, quy định về thỏa ước lao động tập thể, là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, ngành, có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
Một trong những điểm mới của Bộ Luật Lao động năm 2019, đó là quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được quy định tại Điều 170 cụ thể, người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Hoặc người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định.Điều 172 quy định việc thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền chức cấp đăng ký.Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bị thu hồi đăng ký khi vi phạm về tôn chỉ, mục đích của tổ chức theo quy định hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc doanh nghiệp giải thể, phá sản.Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.Tại các Điều 174, Điều 175, Điều 176, Điều 177, Điều 178 quy định Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; Quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động.
Điều 199 quy định trường hợp người lao động có quyền đình công, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giảimà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.Điều 201, 202, 203, quy địnhvề ấy ý kiến về đình công, Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công, Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công.Điều204 quy định 06trường hợp đình công bất hợp pháp, Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công theo quy định. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

H.Hải (tổng hợp theo Bộ luật Lao động năm 2019)


Bài viết liên quan