bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Quan tâm đến yếu tố con người là góp phần phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

An toàn lao động đóng một vai trò rất là quan trọng đối với công nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Đối với các doanh nghiệp thì việc đảm bảo an toàn sẽ giảm thiểu được các thiệt hại. Không những thế, việc đảm bảo an toàn lao động còn tạo nên uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đối với công nhân và công chúng. Đối với kinh tế là một sự thật không thể phủ nhận. Khi thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ và an toàn trong lao động thì người lao động sẽ làm việc có năng suất và hiệu quả cao hơn, đồng thời giảm chi phí khắc phục hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra.

LĐLĐ tỉnh tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho Cán bộ công đoàn và Người phụ trách công tác ATVSLĐ

Vì vậy, các doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất. Trong đó, quan tâm đến yếu tố con người là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cụ thể:

– Quan tâm về đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động

– Đảm bảo điều kiện làm việc tốt: máy móc, thiết bị phải phù hợp với cơ thể của người lao động, không đòi hỏi người lao động phải làm việc quá căng thẳng, nhịp độ quá khẩn trương và thực hiện những thao tác gò bó…

– Đảm bảo chế độ lao động bao gồm: chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ đối với lao động nữ, chế độ đối với lao động chưa thành niên, chế độ đối với người lao động cao tuổi, người tàn tật vv…

– Thực hiện tốt việc khám, điều trị và quản lý sức khoẻ người lao động.

– Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

– Bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

– Tổ chức huấn luyện định kỳ ATVSLĐ cho người lao động theo quy định nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo đảm ATVSLĐ trong quá trình lao động, phù hợp với vị trí công việc được giao.

– Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động chính xác kịp thời.

Ngọc Lan

 


Bài viết liên quan