bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Công tác đào tạo duy trì việc làm, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP sẽ hết hạn vào cuối tháng 6/2022, nhưng số người tham gia đào tạo lại trên địa bàn tỉnh BRVT chưa nhiều như kỳ vọng.

Sở LĐTBXH có công văn gửi các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục – nghề nghiệp, các cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các DN sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh về thực hiện việc hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 sẽ được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. Mức hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng, được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học. Thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng.

Thời gian triển khai từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 31/12/2022. Thời gian nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ: từ ngày 1/7/2021 đến ngày 30/6/2022.

Tính đến hết tháng 3/2022, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chi hơn 1.754 tỷ đồng hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên, với chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đến cuối tháng 03/2022 vẫn chưa có người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ.

Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết 68/NQ-CP vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt xã hội, không chỉ trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh mà còn có ý nghĩa lâu dài trên địa bàn tỉnh BR-VT.

Trong thời gian theo dõi triển khai Nghị quyết 68, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã ghi nhận một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, thời điểm triển khai  Nghị quyết 68, Quyết định 23 được duyệt trong cuối Quý III năm 2021 cũng là thời điểm các địa phương trên cả nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Nhiều nơi thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, nên các thủ tục hành chính cũng như các hoạt động triển khai đào tạo khó thực hiện được.

Hầu hết các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, doanh nghiêp FDI chưa được tiếp cận hoặc chưa thực sự quan tâm đến việc nhận hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động; hoặc ngại làm thủ tục; nhu cầu hỗ trợ đào tạo để thay đổi cơ cấu, công nghệ của doanh nghiệp chưa phát sinh; chưa phối hợp với cơ sở đào tạo xây dựng phương án để nhận hỗ trợ kinh phí đào tạo từ ngân sách nhà nước.

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng chưa thực sự quan tâm đến chính sách hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; một số mang tâm lý rụt rè, e ngại về thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định; một số chưa hiểu rõ ràng về quỹ bảo hiểm thất nghiệp, về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động.

Tuy nhiên, quá trình triển khai về chính sách đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân rất thấp, thiếu tập trung, đôn đốc, chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao.

Một trong những nguyên nhân chưa triển tốt do chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước. Một phần vì còn tồn tại tâm lý e ngại, sợ thanh tra, kiểm tra của chính các doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động; các cơ sở đào tạo cần thông tin, tư vấn các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề gắn với giải quyết việc làm bền vững – thu nhập ổn định chưa đến đúng nơi vẫn còn mang tính hình thức.

Trong thời gian tới, cần tăng kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hai bên phối hợp đề ra phương án đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động; phát triển hệ thống cơ sở đào tạo, đào tạo nội bộ, đào tạo lại cho người lao động tại doanh nghiệp; đồng thời tăng cường sự tham gia toàn diện của doanh nghiệp trong các hoạt động đào tạo nghề nghiệp.

Nhằm thực hiện tốt NQ68 và QĐ 23 của Chính phủ hiện tại, trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Công Đoàn BR – VT liên tục mở các hệ đào tạo thường xuyên, sơ cấp – trung cấp cụ thể như: kế toán, cấp dưỡng mầm non, bảo mẫu tiểu học, hàn, điện dân dụng, công tác xã hội, chế biến món ăn, công nghệ ô tô …  Bên cạnh đó, nhà trường luôn tổ chức đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, tiếp cận theo đúng nhu cầu của doanh nghiệp, và nhu cầu học nghề, tạo việc làm, bảo đảm về cơ cấu và chất lượng; hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

                                    Ngọc Thi (Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Công Đoàn BR-VT)


Bài viết liên quan