bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tuyên truyền phòng chống bệnh Dại trên người trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2023

Ngày 01/8/2023, UBND tỉnh có Kế hoạch số 146/KH-UBND, về việc phòng chống bệnh Dại trên người trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

ảnh sưu tầm

Trong năm 2022, Bà Rịa -Vũng Tàu là tỉnh không ghi nhận các ổ dịch bệnh Dại trên súc vật. Tuy nhiên nhận thức của CNVCLĐ còn hạn chế; việc vận động CNVCLĐ nuôi chó, mèo thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh Dại theo quy định cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nuôi và thả rong chó, mèo còn rất phổ biến; người lao động ngoài tỉnh mang theo chó, mèo (đang lưu hành bệnh Dại) đến làm ăn sinh sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là rất lớn. Bên cạnh đó bệnh Dại có nguồn ổ chứa từ các loài động vật hoang Dại cho nên việc kiểm soát nguồn lây bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Do đó nguy cơ dịch bệnh Dại luôn hiện hữu và có nguy cơ bùng phát nếu không kiểm soát tốt.

Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan, tuyên truyền, truyền thông tới từng khu nhà trọ có đông người lao động các nội dung: tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, cách nhận biết người và động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật; chủ trương, chính sách và quy định về quản lý nuôi chó, mèo và tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, xây dựng vùng an toàn bệnh Dại; xử lý vi phạm các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về quản lý chó, mèo nuôi, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; Các nội dung và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 – 2030 với mục tiêu quan trọng không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030.

Nhằm nâng cao nhận thức cho đoàn viên, CNVCLĐ về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh Dại ở người; hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cắn và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Không sử dụng các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc đông y, bài thuốc cổ truyền, gia truyền…)  không theo quy định của ngành Y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh yêu cầu, các cấp Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế, bằng hình thức phù hợp của đơn vị tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến đoàn viên, CNVCLĐ tính chất nguy hiểm của bệnh Dại.

Đoàn Tấn


Bài viết liên quan