bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Những hiểu biết chung về Công Đoàn Việt Nam

+ Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992:
“Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ công nhân viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG

VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam.

1. Sự thành lập Công đoàn Việt Nam

– Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày 28/7/1929, lúc đầu có tên là Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Từ ngày thành lập đến nay, CĐ Việt Nam đã có 6 lần đổi tên:

· Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ (1929-1935),

· Nghiệp đoàn ái hữu (1936-1939),

· Hội công nhân phản đế (1939-1941),

· Hội công nhân cứu quốc (1941-1946),

· Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946-1961),

· Tổng Công đoàn Việt Nam (1961-1988),

· Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1988 đến nay).

– Địa vị pháp lý của tổ chức CĐ Việt Nam được ghi nhận trong các văn bản pháp luật sau:

+ Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992:

“Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ công nhân viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

+ Điều 1 Luật Công đoàn năm 1990:

“Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam, tự nguyện được lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”.

+ Điều 5 Nghị định 133-HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn:

“Các cấp công đoàn có quyền tham gia ý kiến với cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan về các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động.”

+ Điều 12 Nghị định 133-HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn:

“Các cấp công đoàn có quyền tổ chức kiểm tra, hoặc phối hợp với cơ quan hữu quan để kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hợp đồng lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và trợ cấp xã hội, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, sử dụng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tập thể, và các chính sách khác liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích của người lao động.”

+ Điều 18 Nghị định 133-HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn:

“Cán bộ công đoàn không chuyên trách do Đại hội công đoàn bầu và do Ban chấp hành công đoàn phân công, được dùng một số thời gian làm việc, sản xuất, kinh doanh của đơn vị kinh tế để hoạt động công đoàn mà vẫn được hưởng nguyên lương. Chủ tịch công đoàn của công đoàn cơ sở có trên 150 lao động mỗi tháng được 6 ngày, và Chủ tịch công đoàn của công đoàn cơ sở có từ 80 – 150 lao động mỗi tháng được 3 ngày để hoạt động công đoàn.”

+ Điều 155 Bộ Luật Lao động (đã sửa đổi bổ sung,có hiệu lực từ 01/01/2003):

“Khi người sử dụng lao động quyết định sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người là ủy viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở, thì phải có sự thoả thuận của Ban chấp hành công đoàn cơ sở; nếu là Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có sự thoả thuận của tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp.”

– Các kỳ Đại hội của Công đoàn Việt Nam:

Ø Đại hội toàn quốc lần thứ nhất (từ ngày 01/01 – ngày 05/01/1950)

Ø Đại hội toàn quốc lần thứ hai (từ ngày 23/02 – ngày 27/02/1961)

Ø Đại hội toàn quốc lần thứ ba (từ ngày 12/02 – ngày 14/02/1974)

Ø Đại hội toàn quốc lần thứ tư (từ ngày 08/5 – ngày 11/5/1978)

Ø Đại hội toàn quốc lần thứ năm (từ ngày 16/11 – ngày 18/11/1983)

Ø Đại hội toàn quốc lần thứ sáu (từ ngày 17/10 – ngày 20/10/1988)

Ø Đại hội toàn quốc lần thứ bảy (từ ngày 10/11 – ngày 13/11/1993)

Ø Đại hội toàn quốc lần thứ tám (từ ngày 03/11 – ngày 06/11/1998)

Ø Đại hội toàn quốc lần thứ chín (từ ngày 10/10 – ngày 13/10/2003)

Ø Đại hội toàn quốc lần thứ mười (từ ngày 02/11 – ngày 05/11/2008)

2. Vị trí của Công đoàn Việt Nam

– Là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam.

– Là sợi dây truyền lực giữa Đảng và người lao động.

– Là người cộng tác đắc lực của Nhà nước.

+ Mối quan hệ giữa công đoàn với Đảng:

Công đoàn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuyên truyền giáo dục công nhân viên chức lao động thực hiện đường lối chủ trương Nghị quyết của Đảng; phản ánh nguyện vọng của người lao động với Đảng; bồi dưỡng công nhân ưu tú vào Đảng, vận động công nhân lao động tham gia xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Đảng đảm bảo các điều kiện cho công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình công tác của công đoàn; Đảng thường xuyên kiểm tra hoạt động của công đoàn.

+ Mối quan hệ giữa công đoàn với Nhà nước:

Công đoàn vận động công nhân viên chức lao động thi đua lao động sản xuất, hoàn thành nhiệm vụ được giao; công đoàn tham gia quản lý Nhà nước, xây dựng và bảo vệ chính quyền Nhà nước trong sạch vững mạnh.

Nhà nước phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện để công đoàn tổ chức các phong trào thi đua; Nhà nước tạo cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất tài chính cho công đoàn để công đoàn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ.

3. Vai trò của Công đoàn Việt Nam

– Là trường học quản lý : Công đoàn giúp người lao động biết cách quản lý, tự quản lý, tham gia quản lý sản xuất, quản lý cơ quan, xí nghiệp, quản lý các công việc xã hội.

– Là trường học kinh tế : Công đoàn giúp người lao động tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế; nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

– Là trường học chủ nghĩa xã hội : Công đoàn giáo dục người lao động về thái độ lao động mới; giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hoá, lối sống …

4. Tính chất của Công đoàn Việt Nam

– Tính chất giai cấp của giai cấp công nhân thể hiện ở chỗ: Công đoàn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của Công đoàn nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, kinh tế xã hội của Đảng và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; Công đoàn xây dựng đội ngũ CB theo đường lối của Đảng; tổ chức và hoạt động của Công đoàn theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

– Tính chất quần chúng rộng lớn thể hiện ở chỗ: kết nạp đông đảo người lao động vào tổ chức Công đoàn; nội dung hoạt động của Công đoàn là để đáp ứng nguyện vọng của người lao động; Ban chấp hành công đoàn do đoàn viên tín nhiệm bầu ra; cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào công nhân, phong trào quần chúng ở cơ sở.

5. Chức năng của CĐ Việt Nam

v Bảo vệ lợi ích: Công đoàn đại diện chăm lo và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người LĐ; bảo vệ lợi ích cá nhân phải gắn với lợi ích tập thể; Công đoàn tôn trọng lợi ích của người sử dụng lao động.

v Tham gia quản lý: Công đoàn tham gia xây dựng pháp luật, xây dựng chế độ chính sách có liên quan đến người lao động; tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; tham gia xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước trong sạch vững mạnh; tham gia tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội.

v Tuyên truyền giáo dục: Công đoàn tuyên truyền phổ biến pháp luật; giúp người lao động hiểu biết về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,; giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm, đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, truyền thống lịch sử của dân tộc.

6. Nguyên tắc hoạt động của công đoàn Việt Nam:

– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng: Các cấp công đoàn cần vận dụng, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng để đề ra chương trình hoạt động cho phù hợp.

– Liên hệ mật thiết với quần chúng: Cán bộ công đoàn cần hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của quần chúng, hướng hoạt động công đoàn vào việc phục vụ lợi ích chính đáng của người lao động.

– Nguyên tắc tự nguyện: Hoạt động công đoàn cần phát huy tính tự nguyện tham gia của người lao động, đổi mới nội dung và phương pháp để thích ứng với nhu cầu của quần chúng.

– Nguyên tắc tập trung dân chủ: Biểu hiện của nguyên tắc này là: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.

7. Hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam là một tổ chức thống nhất trong phạm vi cả nước. Công đoàn Việt Nam có 4 cấp cơ bản sau :

– Cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

– Cấp tỉnh và ngành trung ương gồm: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn Ngành Trung ương, một số CĐ tổng công ty có vị trí quan trọng do Tổng LĐLĐ Việt Nam trực tiếp quản lý và chỉ đạo.

– Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm: Liên đoàn Lao động các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn giáo dục các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn Các khu công nghiệp, khu chế xuất; Công đoàn Đại học quốc gia, Đại học vùng và các đơn vị được CĐ cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

– Cấp cơ sở gồm: các công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; các nghiệp đoàn.

Ngoài ra, đối với các đơn vị có đông đoàn viên, dưới Công đoàn cơ sở là Công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận và Tổ công đoàn.


Bài viết liên quan