bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển nhanh và bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Sổ tay Công đoàn và lao động

Quyển sổ tay công đoàn và lao động do Liên đoàn Lao động tỉnh biên soạn gởi đến đoàn viên nói riêng, người lao động và người sử dụng lao động nói chung, nhằm giúp cho chúng ta hiểu biết những vấn đề cơ bản về Tổ chức Công đoàn, Bộ Luật lao động ngày 01/01/1995 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29/11/2006 quy định về quyền, nghĩa vụ của Đoàn viên khi tham gia tổ chức Công đoàn; quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thực hiện mối quan hệ lao động ở các cơ quan, doanh nghiệp.

Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hy vọng sổ tay công đoàn và lao động sẽ mang lại cho các bạn nhiều lợi ích thiết thực khi tham gia tổ chức công đoàn và để thực hiện tốt quyền và trách nhiệm khi tham gia quan hệ lao động.

Chúc các bạn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

Công đoàn
(Trích Điều lệ Công đoàn Việt Nam ngày 13/10/2003)
* Câu 1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là gì ?
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của Giai cấp Công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Câu 2. Những ai được gia nhập Công đoàn ?
– Công nhân Viên chức Lao động Việt Nam làm công, hưởng lương; người lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tín ngưỡng, nếu tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn (Điều 1 Điều lệ CĐVN);
– Người gia nhập Công đoàn phải có đơn tự nguyện. Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở xét, ra quyết định kết nạp và trao thẻ Đoàn viên Công đoàn. Khi đoàn viên ra khỏi công đoàn. Ban chấp hành công đoàn cơ sở xoá tên và thu lại thẻ đoàn viên (Điều 2 Điều lệ CĐVN);
* Câu 3. Đoàn viên có quyền gì ? (Điều 3 Điều lệ CĐVN);
1. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của công đoàn, ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo Công đoàn; phê bình; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn, kiến nghị bãi miễn cán bộ Công đoàn có sai phạm.
2. Được yêu cầu công đoàn bảo vệ nhân phẩm và lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
3. Được Công đoàn: Tư vấn miễn phí về pháp luật lao động và công đoàn; hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Được tham gia các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch, nghỉ ngơi do Công đoàn tổ chức.
4. Khi nghỉ hưu, đoàn viên được nghỉ sinh hoạt công đoàn, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn giúp đỡ.
* Câu 4. Đoàn viên có nghĩa vụ gì ? (Điều 4 Điều lệ CĐVN).
1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng và bảo vệ TQ.
2. Thực hiện các nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí, tuyên truyền phát triển đoàn viên , Xây dựng tổ chức Công đoàn.
3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, tay nghề; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
4. Giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và tổ chức tốt cuộc sống; đoàn kết giúp nhau bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Công nhân Viên chức Lao động và của tổ chức Công đoàn.

* Câu 5. Nhiệm vụ của Ban chấp hành công đoàn các cấp được thể hiện như thế nào? (Điều 10 Điều lệ CĐVN).

a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn cấp mình.

b) Thi hành Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Công đoàn cấp trên.

c) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động đối với Công đoàn cấp dưới.

d) Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức hoạt động Công đoàn cấp mình với cấp uỷ Đảng đồng cấp, Công đoàn cấp trên và thông báo cho Công đoàn cấp dưới.

đ) Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế Công đoàn theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

* Câu 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị – xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp được quy định như thế nào? (Điều 15 Điều lệ CĐVN).

1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và tệ nạn xã hội. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của PL.

3. Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động. Cùng thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong CNVCLĐ.

4. Tổ chức vận động CNVCLĐ trong cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

5. Phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

* Câu 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Nhà nước được quy định như thế nào? (Điều 16 Điều lệ CĐVN).

1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, nghề nghiệp.

2. Phối hợp với giám đốc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức đại hội CNVC, đại diện cho tập thể lao động ký kết thoả ước lao động tập thể và hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, cử đại diện tham gia hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong CNVCLĐ.

3. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, các tệ nạn xã hội. Phát hiện và tham gia giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức vận động đoàn viên và CNVCLĐ trong doanh nghiệp thi đua yêu nước, tham gia quản lý doanh nghiệp, phát huy sáng kiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

5. Phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

* Câu 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các các hợp tác xã sản xuất, dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… được quy định như thế nào? (Điều 17 Điều lệ CĐVN).

1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật, tham gia xây dựng các nội quy, quy chế quản lý hợp tác xã; giám sát thực hiện chính sách đối với đoàn viên, xã viên và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

2. Phối hợp với ban quản trị tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức đại hội xã viên, đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện lao động; nâng cao trình độ nghề nghiệp cho đoàn viên, xã viên, người lao động, hướng dẫn người lao động (không phải xã viên) giao kết hợp đồng lao động.

3. Phối hợp với ban quản trị chăm lo đời sống cho đoàn viên, xã viên, người lao động, tổ chức các hoạt động xã hội, thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên khi gặp khó khăn; tổ chức nghỉ ngơi, tham quan, du lịch cho đoàn viên, xã viên, người lao động.

4. Phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.


Bài viết liên quan